Ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp, gây khó chịu cho người bệnh. Ho có thể khiến vi khuẩn, vi rút lây từ người này sang người khác. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách trị ho tại nhà đơn giản nhất.
Ho là gì?
Ho là một bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Có ho khan, ho có đờm, ho ra máu và không phải lúc nào ho cũng liên quan đến bệnh nguy hiểm. nguyên nhân chủ yếu gây ho đó là nhiễm trùng. Các vi rút, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Nếu ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi, tình trạng viêm có thể nặng hơn.
Nguyên nhân gây ho:
- Do vi rút: Đặc biệt rất hay gặp khi thời tiết, môi trường thay đổi đột ngột. Chúng ta dễ bị nhiễm lạnh, mắc cảm cúm là vì vi rút hoạt động mạnh.
- Môi trường ô nhiễm: Do khói bụi, cơ thể dễ b ị nhiễm khuẩn. Phản ứng ho để giúp đào thải bụi ra ngoài môi trường.
- Do dị ứng, hen suyễn: Những người bị dị ứng bởi phấn hoa, mùi thơm…Do chất kích thích như rượu bia, cồn
- Một số nguyên nhân khác như bệnh viêm phổi, ung thư, tác dụng phụ của thuốc.
Cách trị ho tại nhà đơn giản
Sau đây là một số cách giảm ho tại nhà bạn có thể thử.
Dùng mật ong
Một phương pháp giảm ho rõ rệt được nhiều người áp dụng đó là dùng mật ong pha nước ấm. Nghiên cứu cho thấy mật ong có tác dụng giảm ho hiệu quả. Hơn nữa, mật ong khá an toàn, tự nhiên nên bạn nên “thủ” sẵn một lọ tại nhà.
- Bạn hãy trộn hai thìa mật ong vào cốc nước ấm
- Uống 1-2 lần/ngày
- Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
Củ gừng
Để trị ho tại nhà, bạn có thể tận dụng củ gừng trong nhà bếp. Nó có tác dụng giảm ho khan, ho do hen nhờ đặc tính chống viêm. Củ gừng cũng rất tốt trong việc giảm đau, giảm nôn.
- Bạn hãy đun sôi một cốc nước
- Cho vài lát gừng vào và đun nhỏ lửa rồi tắt bếp
- Đợi nước gừng ấm, thêm một ít chanh, mật ong vào để thêm hương vị
- Uống nước gừng mật ong khi nước còn ấm
Lưu ý: Một số người dùng quá nhiều gừng có thể bị đau dạ dày, ợ nóng khó chịu.
Súc miệng nước muối
Một liệu pháp giảm ho cũng rất dễ thực hiện ngay tại nhà đó là súc miệng bằn nước muối. Nó có thể vừa giảm ho có đờm, vừa giảm đau họng rất hiệu quả. Nước muối có thể làm long đờm, giảm chảy nước mũi khá tốt. Bạn chỉ cần cho một thìa cà phê muối vào cốc nước ấm, khuấy đều và súc miệng. Bạn nên áp dụng cách này một vài lần trong này để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống nước ấm
Khi bị ho, chúng ta cần giữ ấm và đặc biệt cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy uống nước ấm có thể giảm ho, hắt hơi, sổ mũi. Người bị cảm cúm, cảm lạnh cần uống nước ấm để giảm nhanh các triệu chứng. Bạn có thể uống nước lọc trà, nước hoa quả ấm hoặc nước canh xương hầm vừa bổ sung cho sức khỏe vừa giảm ho khó chịu.
Xông hơi
Nếu bạn ho có đờm, sổ mũi nhiều, bạn nên xông hơi trong phòng kín. Tuy nhiên, trước khi xông hơi, bạn nên uống một cốc nước ấm phòng khi bị thiếu nước. Cách xông hơi cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đun nước nóng và cho thêm vài giọt tinh dầu vào và xông hơi mũi, họng. trong vòng 5 phút. Lưu ý không nên xông quá lâu, chú ý không bị bỏng khi xông.
Lưu ý:
- Bạn không nên áp dụng cách này cho trẻ nhỏ chưa biết súc miệng
- Không nên pha nước quá nóng làm tổn thương niêm mạc miệng
- Không nên bỏ quá nhiều muối
Quả dứa
Quả dứa không chỉ thơm ngon, nó còn giúp trị ho rất tốt. Loại quả này có chứa bromelain – một loại enzyme có đặc tính kháng viêm, khả năng phá vỡ chất nhầy, đờm trong mũi, cổ họng. Bạn có thể uống nước ép dứa ấm để giảm đờm, giảm ho.
Thay đổi chế độ ăn
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ho. Trong trường hợp này, bạn có thể tránh các thực phẩm làm tăng cơn ho. Nếu bị trào ngược, bạn cần tránh các thực phẩm như sô sô la, thực phẩm chứa nhiều chất chua, cay, caffeine, rượu bia, tỏi, hành, cà chua, các thực phẩm làm từ cà chua.
Bổ sung probiotics
Probiotics không trực tiếp giảm ho nhưng nó có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột. Khi không được khỏe, bạn nên chú ý tăng cường hệ miễn dịch thật khỏe mạnh để chống lại các chất gây dị ứng gây viêm nhiễn. Lactobacillus – một loại probiotic có thể ngăn ngừa ho. Một vài thực phẩm cũng có chứa probiotics tốt cho sức khỏe đó là sữa chua, súp miso, dưa cải bắp.
Cách giảm nguy cơ bị ho
Ho có thể là do vi rút, vi khuẩn, môi trường ô nhiễm. Trong trường hộp này, chúng ta cần có một số biện pháp giảm nguy cơ bị bệnh.
- Bạn hãy tránh tiếp xúc với người bị ốm, có hiện tượng sổ mũi, ho, hắt hơi
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt nên mang theo nước xịt sát khuẩn tay
- Vệ sinh nhà cửa, chăn màn sạch sẽ
- Uống đủ nước
- Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như căng thẳng, lo lắng
- Nên ngủ đủ giấc
- Có thể bổ sung vitamin tăng cường miễn dịch
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Ho là vấn đề tưởng chừng như đơn giản. Tuy nhiên, nó có thể kèm theo một số triệu chứng nguy hiểm khác như ớn lạnh, mất nước, sốt cao liên tục không hạ, ốm yếu… Một số người còn khó thở, ho ra máu, ho kéo dài hơn 3 tuần. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên đi khám kịp thời để xác định bệnh chính xác, điều trị kịp thời.
Xem thêm bài viết hay tại đây:
- 10 cách nâng cao sức khỏe giữa đại dịch COVID-19 cần thực hiện ngay
- 7 thời điểm uống nước tốt nhất vừa lợi cho sức khỏe lại đẹp dáng, đẹp da
- Top 15 thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ giúp phòng bệnh tật
Trên đây là 8 cách trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả. Bạn hãy thử áp dụng những cách trên và chia sẻ nhiều người cùng biết. Lưu ý không nên áp dụng cho những ai bị dị ứng với những thành phần trên. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi khám ngay.
(Theo MNT)
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.