Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm với lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Một số dấu hiệu sớm có thể cảnh báo cho bạn về căn bệnh nguy hiểm này. Sau đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu bạn không thể chủ quan.
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh mãn tính, biểu hiện lượng đường trong máu cao hơn bình thường do thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc tiểu đường, cơ thể không thể chuyển hóa các chất bột đường trong thực phẩm để tạo năng lượng. Do đó, lường đường trong máu tăng cao. Nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, biến chứng về thần kinh, thận, mắt rất nghiêm trọng.
Có hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
- Tiểu đường tuýp 1 là khi cơ thể thiếu insulin, tuyến tụy không sản xuất insulin.
- Tiểu đường tuýp 2 đề kháng với insulin. Cơ thể có thể sản xuất insulin nhưng không chuyển hóa được glucose.
Các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường
- Thừa cân, béo phì
- Người thường xuyên hút thuốc lá
- Lười vận động, không bao giờ tập thể dục
- Vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng
- Do tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường
- Do tuổi tác ngày càng cao
- Người châu Á, châu Mỹ, Latinh, người da đen có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn người da trắng
9 dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu
Khi mới chớm bệnh tiểu đường, chúng ta có thể gặp một số dấu hiệu sau đây.
Cảm thấy khát và đi tiểu liên tục
Cảm thấy khát và đi tiểu liên tục là những triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao khiến thận làm việc nhiều để giảm lượng đường dư thừa và dẫn đến đi tiểu nhiều. Trung bình mỗi ngày đi tiểu khoảng 6 – 7 lần. Người khỏe mạnh có thể đi tiểu từ 4 -10 lần/ngày. Nếu đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày, bạn nên cảnh giác và đi khám sớm.
Luôn có cảm giác đói
Khi bị tiểu đường, người bệnh không chỉ khát, đi tiểu nhiều mà còn cảm thấy đói liên tục. Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc nó không hoạt động bình thường, nó không thể chuyển hóa thực phẩm thành glucose để các tế bào sử dụng năng lượng. Điều đó dẫn đến việc cơ thể cảm thấy luôn luôn đói mặc dù mới ăn xong. Nếu dấu hiệu này kéo dài, bạn nên đi khám sớm để được tư vấn.
Cảm giác mệt mỏi
Mệt mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu bạn làm việc quá sức. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường và các loại ung thư khác. Nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và đói liên tục thì có thể bạn đã bị tiểu đường. Các tế bào trong cơ thể không đủ glucose để sử dụng để chuyển hóa năng lượng nên bạn sẽ mệt mỏi. Việc thiếu nước vì đi tiểu nhiều cũng khiến cơ thể kiệt sức.
Nhìn mờ
Một dấu hiệu bệnh tiểu đường cũng dễ nhận biết ở giai đoạn đầu đó là cảm giác nhìn mờ. Nếu đó không phải là vấn đề về mắt nghiêm trọng thì do bệnh tiểu đường gây nên. Khi đó, mắt sẽ bị sưng và hình dạng không được bình thường. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây mờ khi nhìn. Dấu hiệu này sẽ không còn nếu nồng độ đường huyết về mức bình thường. Còn nếu không được chữa trị, tình trạng bệnh tăng dần, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Giảm cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng, trong đó có tiểu đường. Khi cơ thể không thể sử dụng glucose để chuyển hóa năng lượng, nó bắt buộc phải đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng thay thế. Điều này dẫn đến việc bạn bị giảm cân nhanh chóng. Giảm cân đột ngột thường là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng những người bị tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gặp tình trạng này.
Ngứa da
Khi đường được thải ra qua đường tiểu, nó kèm theo cả dung dịch ở các tế bào khác như da (cơ quan lớn nhất trong cơ thể). Da khô sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy, thậm chí bị nhiễm trùng. Một nguyên nhân khác gây ngứa da đó là nhiễm nấm, một triệu chứng cũng thường thấy ở những người bị tiểu đường. Do đó, khi bạn bị ngứa da thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như trên thì không nên chủ quan.
Vết thương lâu lành
Một dấu hiệu bệnh tiểu đường được cảnh báo trên cơ thể đó là vết thương lâu lành. Lượng đường trong máu cao không chỉ gây viêm ở vết cắt, các vết thương hở mà còn khiến dòng máu lưu thông kém. Điều đó khiến vết thương lâu lành hơn. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị tiểu đường có vết thương ở bàn chân lâu lành hơn hẳn.
Tê chân tay
Tê hoặc đau chân tay có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Nồng độ đường huyết cao sẽ dẫn đến dòng máu lưu thông kém. Nó sẽ khiến các dây thần kinh hư hại. Chân tay là những bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Do đó, nếu thấy tê tay chân hoặc có cảm giác đau trong thời gian dài, bạn nên đi khám sớm để được tư vấn kịp thời.
Da sẫm màu
Bệnh gai đen sẽ khiến da xuất hiện một số vệt màu nâu hoặc màu đen ở da. Dễ thấy nhất là ở cổ, nách, háng, dưới khuỷu tay, đầu gối, dưới bầu ngực hoặc trên khớp đầu ngón tay. Đây là triệu chứng hay gặp ở những người tiểu đường nhưng cũng có thể xảy ra ở những người có sức khỏe tốt. Vì thế, bạn nên theo dõi cả những dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường như tiểu nhiều, khát, đói thường xuyên…
Xem thêm các bài viết hay tại đây:
- Dấu hiệu COVID-19 chủng mới, nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc xin
- 6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ nữ tuyệt đối không được chủ quan
- 10 thói quen sống khỏe ai cũng nên theo, nhất là vào mùa dịch COVID-19
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết và giúp bạn có cuộc sống chất lượng hơn.
(Theo Brightside)
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.