Người ta thường nhắc đến hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhưng vì lý do nào đó, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu và dễ có nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là 9 cách tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh bạn nên áp dụng ngay và luôn, nhất là khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm có nhiều cấu trúc, quá trình sinh học nhằm bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Ngay cả những sinh vật đơn bào như vi khuẩn cũng có hệ miễn dịch dưới dạng enzyme bảo vệ. Hệ miễn dịch hoạt động bình thường khi nó phát hiện được các mầm bệnh như virus, ký sinh trùng. Trong khi đó, nhiều mầm bệnh có thể tiến hóa, thích nghi và tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch.
Nếu bị rối loạn hệ thống miễn dịch, chúng ta có thể mắc bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, tiểu đường tuýp 1… Khi đó, hệ miễn dịch hoạt động quá mức nên tấn công các mô bình thường. Suy giảm hệ miễn dịch có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng. Người bị suy giảm miễn dịch có thể là do liên quan đến HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
9 tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
Sau đây là 9 cách giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tập thể dục đều đặn
Vận động là điều bạn nên làm hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Các nhà khoa học cho rằng chỉ cần tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn, nó cũng sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn.
Không những thế, tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn giảm viêm, giúp các tế bào miễn dịch tái tạo định kỳ. Bạn có thể tập bơi, chạy bộ, đạp xe, tập yoga. Thời lượng tập trung bình là 150 phút mỗi tuần là đủ.
Bổ sung thêm các thực phẩm từ thực vật
Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn nên bổ sung các thực phẩm từ thực vật như rau xanh, hoa quả, các loại quả hạch, các loại hạt. Chúng giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa có thể chống lại các tác nhân có hại.
Tình trạng viêm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh Alzheimer’s, một số bệnh ung thư. Các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại tế bào gốc tự do, giảm viêm cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vitamin C có thể giảm thời gian mắc cảm lạnh, cảm cúm.
Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya
Thực tế là nếu bạn ngủ ít, thiếu ngủ, bạn sẽ tăng nguy cơ bị ốm. Theo nghiên cứu gồm 164 người khỏe mạnh. Một nhóm ngủ ít hơn 6 giờ mỗi tối dễ bị cảm lạnh hơn những người ngủ hơn 6 tiếng mỗi đêm.
Theo đó, bạn nên ngủ từ 7 tiếng mỗi tối để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi. Trước khi đi ngủ, bạn nên tắt các thiết bị điện tử. Nếu không phải làm ca tối, bạn nhất định nên ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe, đảm bảo hệ miễn dịch.
Bổ sung các chất béo lành mạnh
Các chất béo lành mạnh có trong cá hồi, dầu oliu, giúp giảm viêm, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Chất béo Omega-3 trong cá hồi, hạt chia có thể giảm viêm khá hiệu quả. Vì thế, chúng ta nên bổ sung thêm các loại chất béo này vào chế độ ăn hàng ngày.
Đặc biệt, dầu oliu có trong chế độ ăn Địa Trung Hải có khả năng chống viêm rất tốt. Nó có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch. Ngoài ra, tính chất chống viêm trong dầu oliu có thể chống lại các vi khuẩn, vi rút gây hại.
Uống đủ nước
Để không bị mệt mỏi, bạn nhất định nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Thiếu nước, bạn dễ bị đau đầu. Nếu cơ thể thiếu nước, bạn cũng khó tập trung làm việc, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tim mạch và thận.
Để tránh mất nước, bạn nên bổ sung đủ nước hàng ngày. Nếu thấy đi tiểu màu vàng nhạt, tức là bạn đã uống đủ nước. Ngoài ra, nước lọc còn không chứa calo, đường, chất phụ gia nên bạn có thể yên tâm uống hàng ngày. Bạn nên hạn chế uống nước hoa quả, trà ngọt vì chúng có lượng đường cao.
Bổ sung probiotics
Khoa học cho rằng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng giúp ích cho các tế bào miễn dịch. Các thực phẩm lên men giàu vi khuẩn có lợi probiotics, nâng cao hệ tiêu hóa. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn hãy bổ sung thêm sữa chua, kim chi, dưa cải bắp,…
Một nghiên cứu gồm 126 trẻ em trong 3 tháng cho thấy những ai uống 70ml sữa lên men sẽ có khả năng giảm 20% nguy cơ bị các bệnh lây nhiễm. Nếu bạn không có thói quen ăn các thực phẩm lên men, bạn có thể uống thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hạn chế đường
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngọt và carb tinh chế có thể khiến bạn bị béo phì, thừa cân. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn như tim mạch, đái tháo đường. Hai căn bệnh này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
Theo một nghiên cứu quan sát gồm 1000 người cho thấy những ai bị béo phì đã tiêm vắc xin cúm vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm gấp 2 lần so với những người không bị béo phì đã tiêm vắc xin. Do đó, giảm tiêu thụ đường có thể giảm viên, hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Kiểm soát stress
Mẹo cho những ai muốn chiến thắng bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh đó là không suy nghĩ quá nhiều. Nếu stress quá mức, bạn sẽ dễ bị suy yếu miễn dịch và dễ mắc bệnh. Ví dụ khi bị COVID-19, bạn cần lạc quan, vui vẻ để mau chóng khỏi bệnh.
Những hoạt động có thể giúp bạn thư giãn đó là thiền, tập thể dục nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể đọc báo, nghe nhạc, đọc những câu chuyện khích lệ tâm trí. Nếu bị căng thẳng kéo dài không thể tìm cách tháo gỡ, bạn nên tìm sự giúp đỡ của chuyên gia.
Bổ sung vitamin hợp lý
Đôi khi việc ăn uống không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chúng ta cũng có thể bổ sung các loại vitamin qua đường uống để tăng cường miễn dịch.
Theo đó, chuyên gia cho rằng chúng ta có thể bổ sung vitamin C tốt cho đề kháng. Vitamin D, kẽm có thể giảm thời gian mắc bệnh cảm lạnh . Tuy nhiên, điều này cần có sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
Xem thêm các bài viết hay tại đây:
- 9 cách thải độc cơ thể tự nhiên không cần dùng thuốc
- 5 loại rong nho chất lượng, ngon giòn giúp giữ dáng, phòng bệnh tật
- Top 15 thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ giúp phòng bệnh tật
Trên đây là top 9 cách tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh bạn nên áp dụng. Bạn hãy chia sẻ bài viết và truy cập Blogkhoedep hàng ngày nhé.
Min A (Theo Healthline)
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.