Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chứa thức ăn, tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng… Nếu không chăm sóc cẩn thận, hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương và gây viêm, thậm chí có thể ung thư hóa. Sau đây là 10 thói quen xấu tăng nguy cơ bệnh đường tiêu hóa, người bị viêm dạ dày càng nên tránh xa.
Chỉ thích đồ ăn sẵn,không thích rau củ quả
Cuộc sống vội vã với bao bộn bề công việc, nhiều người chọn đồ ăn chế biến sẵn tiện lợi. Đúng là mỳ, bánh mì, pizza… đều có thể giúp chúng ta no cái bụng nhưng chúng chứa nhiều muối, đường, chất bột tinh luyện, có ít chất xơ.
Theo các chuyên gia, chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn trơn tru hơn, tăng lợi khuẩn, phòng các bệnh về đường ruột. Chúng ta nên bổ sung chất này qua chế độ ăn hàng ngày. Ví dụ như bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây.
Ngồi nhiều, ít vận động
Đây là thói quen rất nhiều người mắc phả làm tăng nguy cơ bệnh đường tiêu hóa. Nhưng để có sức khỏe tốt, chúng ta nên tranh thủ vận động. Ví dụ như bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào thang máy, hãy đi cầu thang bộ. Bạn không nên ngồi lỳ một chỗ để làm việc. Chúng ta hãy di chuyển và nên chọn một giờ trong ngày để tập luyện.
Theo chuyên gia, tập thể dục có thể thay đổi cơ thể của bạn. Nó không chỉ giúp giảm cân, sức khỏe của bạn sẽ thay đổi tích cực. Chỉ cần tập luyện 3 lần/tuần, bạn cũng có thể tăng cường sức khỏe đường ruột và vóc dáng.
Luôn lo lắng, căng thẳng
Không ít người trong chúng ta có cảm giác căng thẳng, lo lắng hàng ngày, nhất là khi đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại. Mọi lo toan về tài chính, học tập, công việc đều có thể khiến bạn stress. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu.
Đối với những người bị stress thường xuyên thì nó gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Ai bị đau dạ dày nên hạn chế tình trạng bị căng thẳng. Bạn hãy đọc sách, nghe nhạc và tập suy nghĩ lạc quan.
Thói quen uống nhiều soda
Lười uống nước nhưng rất thích soda, các loại đồ uống có gas sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Theo một nghiên cứu ở châu Âu với hơn 451.000 người trưởng thành tham gia cho thấy những người uống nước ngọt có đường hàng ngày như soda, nước chanh, hoa quả sẽ tăng 59% nguy cơ bị bệnh đường ruột.
Cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí American Medical Association cũng kết luận rằng uống soda 2 lần/ngày có thể tăng 17% nguy cơ bị tử vong. Đó là so vơi những người uống ít hơn trong một tháng.
Uống nhiều rượu bia, lười uống nước
Một cuộc đánh giá y khoa trên tạp chí Alcohol Research cũng chỉ ra rằng uống rượu bia nhiều có hại cho đường ruột. Tiêu thụ quá nhiều những loại đồ uống có cồn rất phổ biến này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo chuyên gia, nếu uống rượu vang vừa phải lại tốt cho sức khỏe.
Trong khi đó, nước là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho cơ thể nói chung và đường ruột nói riêng. Chuyên gia cho biết nhiều người lớn và trẻ em bị thiếu nước mà không nhận ra. Nước giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nó cũng giúp cơ thể hấp thu đinh ưỡng tốt hơn. Nó còn giảm táo bón hiệu quả. Vì thế, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày.
Ăn nhiều đồ béo, bánh ngọt
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontier, thực phẩm nhiều đường có thể thay đổi số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm tăng khả năng bị bệnh đường tiêu hóa. Ăn nhiều các loại bánh kẹo chứa đường nhân tạo cũng gây ra một số vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh đường ruột,…
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo cũng sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Thay vì ăn những thực phẩm chứa đường, chất béo, bạn nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu probiotics hơn để tăng lợi khuẩn.
Bạn nghiện thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những thói quen tồi tệ nhất ảnh hưởng đến sức khỏe. Thói quen này không những làm bạn già nua, nó còn khiến hệ tiêu hóa gặp vô số vấn đề như ợ nóng, trào ngược dạ dày, viêm dường tiêu hóa và một số bệnh khác…
Bên cạnh đó, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bệnh Crohn, polyp đường ruột, sỏi mật, viêm tụy cấp. Một cuộc đánh giá nhỏ trên Archives of Microbiology cho biết hút thuốc lá có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trong ruột.
Ăn tối muộn
Có thể vì tính chất công việc nên bạn thường xuyên ăn tối muộn. Nhưng nếu bạn có điều kiện ăn tối sớm hơn, bạn cũng nên thực hiện đi nhé. Một nghiên cứu ở Canada đăng trên tạp chí Diabetes cho thấy ăn tối trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ làm tăng nguy cơ bị GERD (trào ngược dạ dày thực quản).
Ngoài ra, thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng có thể làm tăng bệnh GERD. Vì thế, bạn nên ăn tối sớm hơn một chút để giảm nguy cơ bị bệnh đường tiêu hóa.
Không nghỉ ngơi sau khi ăn
Một thói quen cũng nhiều người mắc phải ảnh hưởng đến dạ dày đó là không nghỉ ngơi sau khi ăn. Nhiều người còn tập thể dục, thậm chí ngồi làm việc ngay là không tốt cho sức khỏe. Nhất là những người làm văn phòng thì thói quen này khó bỏ được.
Thực ra những vận động mạnh sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhưng việc nằm ngay sau khi ăn cũng không hề tốt cho dạ dày vì nó tạo sức ép tiêu hóa cho dạ dày.
Thức khuya, không để ý đến giấc ngủ
Một thói quen có hại cho sức khỏe đó là thức khuya. Loại trừ những người bị mất ngủ, thói quen thức khuya sẽ ảnh hưởng rát lớn đển khả năng tập trung vào sáng hôm sau. Chưa kể về lâu về dài nó sẽ không tốt cho vi khuẩn trong đường ruột.
Một giấc ngủ ngon vào ban đêm sẽ là thời gian để cơ thể “sạc” lại năng lượng. Nó cũng giúp dạ dày được nghỉ ngơi để “làm việc” tiếp vào ngày hôm sau. Đặc biệt, những người bị đau dạ dày càng cần phải ngủ đủ giấc, ngủ ngon vào ban đêm mới mau khỏi bệnh.
Vừa rồi là top 10 thói quen xấu gây bệnh đường tiêu hóa. Nếu có những thói quen này thì nên bỏ ngay kẻo nguy cơ bệnh dạ dày, đường ruột. Bạn hãy chia sẻ bài viết để nhiều người tham khảo và truy cập Blogkhoedep hàng ngày nhé.
(Theo Eat This)
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.