Đốm nâu là một trong những vấn đề phổ biến trên da. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như do ánh nắng, do gen. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân gây đốm nâu trên da ít ai để ý để tránh. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.
Ánh sáng trong nhà
Chúng ta biết rằng ánh nắng mặt trời có thể gây nguy cơ gây đốm nâu, nám trên da. Nhưng ánh sáng trong nhà cũng có thể gây đốm nâu xấu xí. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng từ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại, da bạn rất dễ bị tăng sắc tố. Để phòng tránh, bạn nên bôi kem chống nắng hàng ngày kể cả khi bạn ở nhà.
Thói quen nặn mụn
Nhiều người bị mụn rất hay có thói quen nặn mụn. Đây là một thói quen không hề tốt cho da bởi nó có thể gây nhiễm trùng da. Khi da bị nhiễm trùng, nó sản sinh nhiều melanin hơn và dẫn đến đốm nâu nhiều hơn. Chưa kể, bạn còn có thể có nguy cơ bị sẹo. Cách tốt nhất là chúng ta trị mụn bằng cách sử dụng các sản phẩm riêng biệt cho da mụn.
Không bôi kem chống nắng
Không thoa kem chống nắng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đốm nâu trên da. Nhiều người chỉ có thói quen dùng kem chống nắng khi đi biển nhưng quên mất rằng ánh nắng hàng ngày có thể gây hại cho da. Để phòng tránh đốm nâu, bạn nên sử dụng và thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ nếu tiếp xúc ánh nắng quá nhiều.
Sai lầm khi dùng mặt nạ tự nhiên để bỏ đốm nâu
Có rất nhiều cách làm sáng da như dùng chanh, cam, nghệ, lô hội… Nhưng ít ai biết rằng các nguyên liệu thiên nhiên rất dễ bắt nắng. Nếu dùng các phương pháp tự nhiên để làm đẹp da mà không chống nắng, không rửa sạch thì bạn đang “tạo cơ hội” cho đốm nâu xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, sau khi đắp mặt nạ tự nhiên, bạn nên rửa sạch và chống nắng đúng cách.
Lạm dụng kem
Có nhiều sản phẩm chứa retinoic acid và hydroquinone giúp giảm đốm nâu trên da. Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại kem như vậy trong thời gian dài có thể khiến tình trạng đốm nâu thêm tồi tệ. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng các sản phẩm trị liệu đốm nâu đúng cách. Không nên dùng trong thời gian dài và sử dụng sản phẩm kém chất lượng.
Ngoài 5 nguyên nhân trên đây, đốm nâu còn do thay đổi hormone vì mang thai. Thông thường đốm nâu sẽ giảm hẳn sau khi sinh con. Bạn hãy tránh những yếu tố nguy cơ trên đây để giảm tình trạng đốm nâu trên da nhé. Hãy ghé thăm Blogkhoedep hàng ngày để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.
(Theo Brightside)
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.